Thiết bị lọc nước sinh hoạt bao gồm tất cả những loại vật chất có thể lọc, loại bỏ các cặn bẩn, hóa chất độc hại có trong nguồn nước. Bên cạnh đó, chúng còn có thể “hấp thụ” các kim loại nặng tồn tại trong nước để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
Trước đây, dân gian cũng áp dụng khá nhiều biện pháp lọc nước để đảm bảo nguồn nước sạch cho sinh hoạt trong gia đình như: đun sôi, lắng cặn, đánh phèn… Thế nhưng, trước tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng như hiện nay thì xử lý nước theo các phương pháp dân gian đã không còn hiệu quả.
Sau rất nhiều nghiên cứu và kiểm chứng, các chuyên gia đã tìm ra những loại vật liệu có khả năng cải thiện nguồn nước, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch của con người. Tùy theo đặc điểm nguồn nước hoặc mức độ ô nhiễm, người ta sẽ sử dụng các thiết bị lọc khác nhau. Bao gồm vật liệu lọc nước giếng khoan sinh hoạt, vật liệu lọc nước sinh hoạt gia đình, vật liệu lọc nước trong các môi trường thủy sinh khác…
Tác dụng của vật liệu lọc nước
Cái tên đã cho thấy tác dụng của chúng là lọc sạch, “cứu tinh” cho những nguồn nước bị ô nhiễm. Trước thực trạng hiện nay, vai trò của những loại vật liệu tưởng chừng như đơn giản, dân dã này là vô cùng cần thiết.
Một vài tác dụng chính có thể kể đến như sau:
- Loại bỏ các tạp chất trong nước
- Loại bỏ chất tồn dư, hóa chất độc hại
- Loại bỏ các các vi khuẩn, vi sinh vật
- Xử lý nước thải, bảo vệ môi trường
Không chỉ là người bạn đồng hành trong đời sống sinh hoạt, công dụng khác không thể bỏ qua của vật liệu lọc đó là xử lý nước thải.
Các chất thải trong quá trình sản xuất nếu không thông qua xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái. Nếu có sự đầu tư và thiết kế hợp lý, những bể lọc sẽ giảm thiểu tương đối mức độ ô nhiễm môi trường.
Từ xưa đến nay, có rất nhiều loại nguyên vật liệu được ứng dụng để lọc nước như: Than, phèn chua, giấy, vải… Tuy nhiên, xét về giá thành, hiệu quả, tính ứng dụng thì phổ biến nhất là 9 cái tên sau:
Cát đen
Cát đen thường được sử dụng ở lớp đầu tiên giúp giữ lại các chất bẩn có kích thước lớn. Giá thành không cao nên được sử dụng rất nhiều trong nguồn nước sinh hoạt để đảm bảo độ trong cho cho nước.
Than hoạt tính
Than hoạt tính cũng là vật liệu lọc nước khá phổ biến. Đặc tính của nó là hấp thụ linh hoạt và có chọn lọc đối với một vài chất hữu cơ và vật liệu hữu cơ.
Do đó, than hoạt tính sẽ giúp hấp thụ tạp chất, các chất hữu cơ hòa tan, khử một số kim loại nhẹ, khử màu, khử mùi cho nước…
Sản phẩm này cũng được biết đến với khả năng xử lý tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật bị nhiễm trong nước hiệu quả
Cát vàng
Cát vàng cũng tương tự như cát đen, giúp giữ lại các cặn bẩn để nước được trong và sạch hơn. Tuy nhiên, cát vàng cũng nên được thay thế thường xuyên hoặc khi có hiện tượng đổi màu để đảm bảo khả năng lọc.
Cát Mangan
Công dụng chính của cát mangan là khử mangan trong nước. Bên cạnh đó, nó cũng được coi là một chất oxy hóa giúp cân bằng độ PH của nước, loại bỏ váng dầu, sắt, hydro sunfua và một vài hợp chất hữu cơ có hại với sức khỏe trong nước.
Sỏi lọc nước
Sỏi lọc nước sẽ giúp lọc các cặn bẩn, giúp nước trong hơn. Việc sử dụng sỏi lọc nước cũng giúp nước trong hệ thống lọc lưu thông dễ dàng hơn.
Hạt nhựa trao đổi Ion
Đây là một trong những cái tên khá mới mẻ. Tác dụng của nó là giảm nồng độ Ca2+, Mg2+ và tăng nồng độ Na+, giúp nước “mềm” hơn.
Ngoài ra, hạt nhựa trao đổi ion cũng giúp loại bỏ một vài khoáng chất có hại như: Bari, Radium, Asen, Uranium, Canxi, Crom, Mangan, Magie…
Hạt nâng pH
Hạt nâng PH lọc nước giúp cân bằng độ PH và bổ sung một vài khoáng chất có lợi trong nước. Vật liệu này đặc biệt hiệu quả ở một số vùng nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn hoặc nước có độ PH cao.
Cát thạch anh có kích thước nhỏ chỉ từ 4-8 mm. Kết hợp với cấu tạo bên ngoài của cát thạch anh lọc nước là một lớp màng mỏng mang đến khả năng lọc bẩn hiệu quả.
Lớp màng này sẽ giúp loại bỏ các tạp chất không kết tủa và lơ lửng trong nước. Đặc biệt là khả năng hấp thụ Asen giúp nguồn nước an toàn với sức khỏe của người dùng.
Vật liệu xử lý phèn
Vật liệu xử lý nước phèn đã được áp dụng trong công nghệ lọc nước từ rất lâu. Ngày nay, chúng đã được tinh chế hơn giúp khử mùi tanh, khử màu và xử lý các kim loại nặng còn tồn tại trong nước.
Mỗi loại lại có những tác dụng lọc riêng. Thông thường, người ta sẽ kết hợp các loại vật liệu khác nhau để mang lại hiệu quả lọc nước tốt nhất. Tùy theo chất lượng nguồn nước, người dùng sẽ sử dụng sản phẩm phù hợp.